Có lẽ khi nói đến Phật giáo, hầu hết người Việt mình sẽ hướng đến một góc nhìn theo hướng đi lên. Nghĩa là sự tôn thờ của một hình mẫu cao vời vợi, cách một chặng xa thật xa với đời sống thực tại. Đối với góc nhìn của Trạm, Phật giáo còn nhiều hơn thế. Bao quát, đầy tính nhân văn, triết học và rất thực tiễn. Có lẽ vì Trạm được nhận tư tưởng giáo dục từ Tây Phương nên cảm thấy thuyết phục khi hướng góc nhìn của mình đến Phật như một vị Thầy chứ không phải một đấng quyền năng để tôn thờ. 

Trước khi Trạm ra đời, một quãng thời gian dài trước đó ý niệm về quy y cũng có hình thành. Lý do là muốn được học sâu hơn vào Phật giáo một cách có hệ thống, và thể hiện sự cam kết, niềm tin vào con đường của Đức Phật và là nơi trú ẩn khỏi những thăng trầm của cuộc sống. Thế nhưng sau này, càng làm việc trong ngành wellness, yoga và energy work có lẽ góc nhìn của Trạm đã thay đổi. Tu tập đôi khi cũng có thể thực hiện được trong đời sống. Và mọi thứ không nhất thiết phải cứng nhắc bởi vì điều quan trọng cuối cùng vẫn là luyện tập thế nào để có được hạnh phúc. Quy y không có nghĩa là rút lui khỏi cuộc sống. Đúng hơn, nó cho phép chúng ta đón nhận thế giới với tất cả sự phức tạp của nó như một phương tiện để giải phóng những thói quen tàn phá của mình. Khi quy y Đức Phật, chúng ta xem Ngài như một vị thầy và một tấm gương – một người bình thường đã thức tỉnh bản chất thực sự của mình và phục vụ như một người hướng dẫn đến một cuộc sống giác ngộ. 

Buddha – Phật tính không chỉ là Thích Ca Mâu Ni mới có được, thay vào đó Người là minh chứng cho hành trình của một người bình thường thông qua tu tập mà đạt được giác ngộ sâu sắc. Ngoài ra còn là vô số chư Phật và Bồ Tát đã đến trước Ngài và sẽ theo sau Ngài. Họ đều được coi là những người dẫn đường giác ngộ trên Trái Đất và ở các cõi khác sau khi đã học hết các bài học của mình để về với Niết Bàn 

Dharma – phần chính của Dharma là đề cập đến những lời dạy của Đức Phật và trong một số truyền thống khác là những lời dạy của tất cả các bậc giác ngộ. Tập trung vào việc luyện tập hằng ngày để đánh thức từ bi bên trong. Từ một quan điểm rộng hơn, thực hành Dharma cũng có thể là tìm kiếm sự hỗ trợ trong vũ trụ rộng lớn để cùng một lúc có thể cảm nhận được sự trống rỗng và trọn vẹn tại một thời khắc. 

Sangha –  là cộng đồng Phật giáo. Theo truyền thống, nó đề cập đến cộng đồng các tu sĩ và tăng ni, nhưng ngày nay Sangha bao gồm tất cả các hành giả Phật giáo, tại gia và xuất gia. Theo cách hiểu rộng mở, đầu tiên Sangha có nghĩa là ôm lấy mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng thực hành tâm linh của mình và sau đó là mở rộng với tất cả các sự tồn tại trong vũ trụ. 

Đức Phật dạy rằng mỗi chúng ta chịu trách nhiệm về hành trình giác ngộ của chính mình. “Hãy là ngọn đèn cho chính mình,” Ngài nói. Nhưng đồng thời, Đức Phật cũng để lại cho các đệ tử của Ngài tam trụ để chúng ta nương tựa lẫn nhau trên hành trình của chính mình. Và vì thế, chúng ta không cô đơn. 

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *